Tương tự như với các công trình khác thì việc thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời cũng cần phải có những kinh nghiệm riêng nhất định. Khi nắm được các nguyên tắc cơ bản khi thi công thì bạn mới có thể đảm bảo được độ bền chắc và tính thẩm mỹ cao cho công trình của mình. Dưới đây là một số lưu ý khi thi công sàn gỗ nhựa cho các công trình ngoài trời mà bạn nên lưu lại.
Chuẩn bị mặt bằng thi khi công sàn gỗ nhựa ngoài trời
Để đảm bảo chất lượng khi thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời thì trước tiên bạn cần phải chuẩn bị thật kỹ mặt bằng thi công. Cụ thể, theo các chuyên gia kỹ thuật thì bạn cần phải xử lý bề mặt sao cho có thể đảm bảo được độ dốc từ 2-3%. Bởi đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp cho quá trình thoát nước sau này của công trình được thuận lợi hơn.
Khung xương
Khác biệt lớn nhất giữa sàn gỗ nhựa trong nhà và sàn gỗ nhựa ngoài trời là cần phải sử dụng thêm hệ khung xương. Tác dụng chính của phần khung xương này là tạo độ chắc chắn và góp phần bảo đảo độ thoát nước trong quá trình sử dụng cũng như khi vệ sinh.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại khung xương khác nhau. Tiêu biểu cần phải kể đến đó là khung xương inox, khung xương thép hộp mạ kẽm hay khung xương gỗ nhựa… Tùy theo từng đặc tính của từng công trình và nhu cầu sử dụng thực tế mà các chuyên gia kỹ thuật sẽ tư vấn cho bạn cách chọn khung xương phù hợp nhất.
Để đảm bảo độ vững chắc thì cần phải đảm bảo được khoảng cách lý tưởng. Cụ thể, khoảng cách giữa các thanh xương nên để ở khoảng 30 đển 35cm là tốt nhất.
Phụ kiện
Để công trình được bền đẹp, bạn nhất định phải sử dụng phụ kiện lắp sàn gỗ ngoài trời chính hãng. Bởi lẽ, với các công trình ngoài trời thì các loại vật liệu sẽ phải tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố nắng, mưa. Nếu dùng loại phụ kiện kém chất lượng sẽ dễ bị hư hỏng hay oxy hóa làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của tổng thể công trình.
Khoảng hở giữa các thanh sàn
Đặc tính của gỗ nhựa ngoài trời là có thể giãn ra khi gặp nhiệt độ cao và co lại khi nhiệt độ giảm. Do đó, trong quá trình thi công cần phải đặc biệt chú ý để đúng khoảng hở giữa các thanh sàn. Cụ thể, khoảng cách lý tưởng nhất giữa các thanh sàn là từ 5-6mm.
Dùng búa cao su
Trong quá trình lắp đặt cần phải sử dụng loại búa cao su chuyên dụng để đóng lên bề mặt gỗ. Tuyệt đối không nên sử dụng các loại búa khác tránh làm ảnh hưởng đến tấm gỗ nhựa ngoài trời.
Sử dụng miếng lót cao su
Đây là kinh nghiệm “xương máu” mà không phải ai cũng biết. Lắp sàn gỗ nhựa ngoài trời trên khung xương sẽ khó có thể tránh được các tiếng kêu do ma sát từ khung xương với sàn gạch, sàn bê tông.
Để khắc phục điều này bạn có thể dùng thêm các miếng lót cao su để chèn giữa phần khung xương và nền gạch. Đây là giải pháp vừa giúp giảm được tiếng kêu khi bước chân trên sàn. Bên cạnh đó bạn còn có thể tăng cường khả năng bảo vệ phần nền gạch phía dưới được bền bỉ hơn.
Vài lưu ý khi sử dụng sàn gỗ nhựa ngoài trời
- Vệ sinh định kỳ: Để sàn gỗ nhựa ngoài trời luôn được bền đẹp bạn cần phải vệ sinh định kỳ bằng vải mềm pha nước ấm hoặc chất tẩy rửa thông thường.
- Tuyệt đối không dùng hóa chất tẩy rửa mạnh: Những loại hóa chất có khả năng tẩy rửa mạnh sẽ không tốt cho phần vân và độ bền màu của sản phẩm gỗ nhựa ngoài trời.
- Sử dụng thảm lau chân: Để hạn chế bụi bẩn bám dính lên trên bề mặt sản phẩm bạn cần phải sử dụng thêm tham lau chân.
- Kiểm tra thường xuyên: Việc kiểm tra sàn gỗ nhựa ngoài trời thường xuyên sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu mòn hoặc trầy xước hay hư hỏng nếu có để xử lý một cách kịp thời nhất.
Trên đây là mọi điều cần biết về việc thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời mà Everlast đã tổng hợp lại. Hy vọng nội dung bài viết này đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về cách lắp đặt và thi công sàn gỗ nhựa ngoài trời.
Bạn có thể tìm hiểu thêm các sản phẩm sàn gỗ nhựa ngoài trời của Everlast tại đây:
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@everlastvn
- Fanpage: https://www.facebook.com/nfctech.vn
- Youtube: https://www.youtube.com/@vuagonhua